Chú Trọng Sức Khỏe Toàn Diện Cho Trẻ Tự Kỷ

Tự kỷ ở trẻ em hiện chưa có thuốc chữa, trẻ mắc tự kỷ khi nhỏ thì lớn lên, trưởng thành vẫn là người tự kỷ. Ở giai đoạn trước 40 tháng tuổi, nếu trẻ tự kỷ được phát hiện, và can thiệp kịp thời, trẻ có thể tiến bộ tốt, phát triển tương đối bình thường để hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, theo bà Đỗ Thị Minh Phương, Hiệu trưởng Trường giáo dục Chuyên biệt Tuệ Tâm (Thái Hà, Hà Nội), sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ đó là thường có xu hướng tập trung điều trị đặc biệt cho con, nhưng lại chủ quan với những bệnh thông thường khác của trẻ. “Trong đợt khám từ thiện vừa qua của trường, chúng tôi đã phát hiện thấy có đến gần 30% số trẻ tự kỷ bị hẹp bao quy đầu. Một số cháu còn mắc các bệnh khác nữa như viêm họng, viêm phế quản” - bà Phương cho hay.

dạy trẻ tự kỷ
 

Cùng quan điểm với bà Phương, bác sỹ Nguyễn Thị Bánh thuộc Phòng khám nhi BeeClinics cho rằng, người lớn thường chỉ quan tâm chăm sóc khiếm khuyết của trẻ tự kỷ, nhưng quên rằng trẻ tự kỷ cũng mắc các chứng bệnh thông thường khác của nhi khoa mà nếu không điều trị kịp thời càng khiến trẻ sa sút về sức khỏe, thể chất, để lại ảnh hưởng dài lâu. “Ví dụ, với tình trạng hẹp bao quy đầu, phần lớn trẻ tự kỷ thiếu các kỹ năng tự phục vụ bản thân.

Vậy nên nếu bố mẹ không để ý hoặc không biết, sẽ gây mất vệ sinh, nhiễm trùng bao quy đầu và ảnh hưởng đến tương lai của con mình” - bác sĩ Bánh nhấn mạnh. Trong những năm gần đây, số trẻ tự kỷ đang có chiều hướng gia tăng tại Việt Nam. Các nhà khoa học hiện chưa tìm ra nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị đặc hiệu, nhưng những nghiên cứu về việc can thiệp sớm, điều trị đặc biệt... đã mang lại những kết quả khả quan cho trẻ mắc chứng tự kỷ./.


Tin tức - sự kiện khác

Follow Fanpage
Thư viện ảnh
Video
[Video] Vì sao trẻ bị tự kỷ
[Video] Phim tài liệu: Nhận thức về tự kỷ
[Video] Cậu bé đặc biệt Taare Zameen Par 2007 Vietsub
[Video] Cách nhận biết sớm trẻ tự kỷ
Hình ảnh - Liên kết
024.8585.5868 0842855868